KỸ-SƯ CÔNG-NGHỆ KHÓA 1 (1956-1960)
Xem cái tựa trên, chắc vài bạn đã nghĩ là “ À, lại một tay sắp viết hồi ký. Thế nào hắn cũng gáy về hắn”. Tôi không thích chuyện nầy đâu. Tôi sẽ cố tránh không dùng chữ “tôi” trong bài viết để tránh hiểu lầm và cũng biết rằng “ Cái tôi là đáng ghét”. Thật ra, không ai yêu cầu nhưng tôi vẫn muốn làm tài khôn, ghi chép lại đôi điều tôi đã nghe thấy về những ngày đầu của Trường Quốc-Gia Kỹ-Sư Công-Nghệ , về Giám-Đốc, Giáo-Sư, nhân viên văn-phòng và nhóm sinh-viên lắm chuyện. Tôi lúc nào cũng vô cùng hảnh-diện đã tốt nghiệp Trường nầy, dẩu từ ngày ra trường cho tới ngày hưu-trí, tôi chưa bao giờ được làm việc như một người kỹ-sư Công-Nghệ. Tôi ráng không ghi chép như một “technical report”, hoặc theo một dàn bài nào đó mà chỉ thích thông thả, nhớ đâu viết đó. Nghĩ rằng các bạn có “Mua vui cũng được một vài phút thôi” là tôi cũng thích rồi. Trường Quốc-Gia Kỹ-Sư Công-Nghệ được thành lập vào năm 1956, dựa theo chương-trình của trường École Nationale D’Ingenieurs Des Arts Et Métiers (ENIAM) của Pháp (tên cũ ). Hiện nay tên mới của Trường là École Nationale Superieure D’Arts Et Metiers (ENSAM). Theo tra cứư về các trường Kỹ-sư của Pháp, hiện nay Pháp có 7 hay 8 ENSAM kể luôn ENSAM tại Paris. Đây là những trường rất có uy-tín, thuộc vào loại Grandes Ecoles của Pháp. Tuy nhiên, người Pháp mà đại-diện là Mission Culturelle Pháp ở Saigon không muốn chúng ta dùng cùng một tên trường với họ. Dịch ra Pháp văn thì tên trường KSCN của chúng ta là École Nationale D’Ingenieurs D’ Arts Industriels. Việt Nam ta phải ghi tên Trường có kèm theo chữ Kỹ-Sư (Ingénieur) cho chắc ăn, chớ nếu chỉ để tên là Trường Cao-Đẳng…. (École Superieure…) thì cũng giống như Cao-Đẳng Sư-Phạm, Cao-Đẳng Mỹ-Thuật …, rồi rủi ra Trường không phát bằng Kỹ-Sư cho tụi mình thì sao . Tôi còn nhớ buổi họp đầu tiên giửa Ban Giám-Đốc, sinh-viên và Ông Joris (có thể viết sai) đại-diện Cơ-Quan Văn-Hóa Pháp. Một sinh-viên đã đăt câu hỏi là sau khi tốt nghiệp, liệu sinh-viên KSCN có được xem tương đương với Ingenieur AM của Pháp không, để tiếp tuc học thêm các Đại-Học bên Pháp. Một cách tế-nhị, Ông Joris, một Inspecteur của Enseignement Technique ở Pháp, đã trả lời là Ông chưa thể nói được. Có lẻ cũng ngoài thẩm quyền của ổng. Cho tới thời điểm 1956, miền Nam VN chưa có một Trường Kỹ-Sư nào có chương trình đào-tạo 4 năm giống như phần đông ở các nước khác. Trường KS Công-Chánh có đào tạo “KS ba năm”, Trường Điện chỉ có chương-trình Cán-Sự, Trường Hóa-Học chưa có. Vì vậy khi có thông báo tuyển sinh-viên vô KSCN, số thí-sinh tương đối khá đông so với cac ngành khác của Đai-Học VN lúc bấy giờ. Lúc bấy giờ, ảnh hưởng Pháp còn rất mạnh ở VN. Theo Giáo-sư Hoàng (không nhớ họ), khi Pháp đề-nghị giúp mở một trường KS thì phía VN xin trường Arts Et Metiers, vì nghĩ rằng Kỹ-sư Arts Et Metiers khá uyển-chuyển, có thể làm việc ở nhiều môi trường khác nhau. Hiện nay KSCN có mặt ở hầu hết các ngành nghề VN và cả khi ra ngoại quốc, người KSCN cũng thich-ứng nhanh chóng với với các nghề cũ mới. Đây là sự thật chớ không phải “Mèo khen mèo dài đuôi”.
Sau thầy Bạch, Giám-Đốc mới là thầy Văn Đình Vinh, Kỹ-Sư Arts Et Metiers và Kỹ-Sư Điên ở Pháp. Thầy Văn Đình Vinh còn là Giám-Đốc Hỏa-Xa bấy giờ. Trông thầy rất bận rộn, nhưng thầy cũng lo đầy đủ cho Trường KSCN, cả những việc không trong học-vấn, như có lần thầy cho lấy chiếc xe Bus rất đẹp và tài-xế của Sở Hỏa-xa để chở sinh-viên năm thứ I và II đi Nha-Trang chơi mùa Hè năm1958. Chuyến đi nầy thầy Vinh còn nhờ Ông Chính (sau là thầy dạy Xưởng cho mấy khóa KSCN sau) đi trông coi sinh-viên và liên-lạc với Sở Hỏa-Xa Nha-Trang cho sinh-viên có chỗ ở. Năm sau, 1959, thầy lại cho giấy xe lửa miển phí đi Huế để sinh-viên tự tổ-chức du-ngoạn. Đó là 2 mùa Hè mà một số sinh-viên chắc không bao giờ quên, tính đến ngày hôm nay thì đã 45 năm qua. Tôi không được quen biết nhiều những vị Giám-Đốc kế tiếp sau thầy Văn Đình Vinh. Vị Giám-Đốc cuối cùng trước 30 tháng 4 năm 1975 là ông Trần Kiêm Cảnh. Tôi có được quen biết với anh Trần Kim Cảnh, một người rất năng-động, đa năng, có nhiều nhiệt tâm cho Trường KSCN. Xin lỗi, tôi bắt đầu nói lạc đề, vì đã ra ngoài phạm-vi khóa 1956-1960. Tôi đậu Tú-Tài II ban Toán năm1956, đã thấy mõi mệt , đinh kiếm ngành nào học nhanh nhanh nên tôi ghi tên Luật Khoa để 3 năm ra Cử-Nhân và đồng thời nộp đơn thi vô Quốc-Gia Hành-Chánh, cũng cần học 3 năm thôi . Và cũng để “lấy le”, tôi ghi tên thêm học Math Gén. (Toán Đại- Cương ). Thật ra, ở VN lúc bấy giờ, có đậu được Cử-Nhân Toán rồi cũng chỉ đi dạy học Toán thôi . Tôi còn khá hoang mang trong việc chọn ngành thì may quá, Trường Quốc-Gia Kỷ-Sư Công-Nghệ thông báo thi tuyển sinh-viên vô năm học đầu tiên của trường. Năm 1956, sinh-viên muốn học Y-Khoa, Dược-Khoa, Kiến-Trúc, Luật-Khoa đều không phải qua kỳ thi tuyển, và có Tú-Tài ban nào cũng được. Muốn thi vào KSCN, thí-sinh phải có Tú-Tài II Toán. Ngoài môn Lý Hóa, thí-sinh phải thi 4 môn riêng rẻ là Algèbre, Arithmétique, Géometrie, và Trigonométrie theo chương trình của 7 môn toán của Tú-Tài II. Tôi không nhớ có thi Pháp-văn hay Anh-văn gì không. Lúc bấy giờ, sĩ-số thí-sinh vô các trường Quốc-Gia Hành-Chánh và Cao-Đẳng Sư-Phạm rất ít, so với số dự tuyển. Trên đây là bối cảnh tổng quát của Đại-Học Việt-Nam năm 1956 lúc Trường KSCN được mở. “Chuyện dài ” của khóa đầu-tiên KSCN về thầy bà Tây, Ta, nhân-viên, sinh-viên chưa kể ra hết, nhưng viết đã gần 2 trương, người đọc chắc cũng mệt mà người viết cũng vậy, nên xin tạm ngưng. Sẽ viết thêm cho vui nếu không bị chê. Trở lên ĐẦU TRANG
|